Cò một số mẹ bầu xin bác sĩ cho mình được sinh mổ. Tuy nhiên, khi nào cần phải sinh mổ hoàn toàn dựa vào chẩn đoán và quyết định của bác sĩ sản khoa.

* Về phía người mẹ, cần phải sinh mổ nếu có những đặc điểm sau:
– Vị trí của thai nhi không đúng tư thế : nằm ngang, chéo… sẽ khó sinh do đó nên mổ
– Bầu thai dị thường: sớm tách khỏi tử cung.
– Đường âm đạo sinh con bị dị thường (không bình thường): Như hệ thống xương chậu hẹp, dị hình, bé đường âm đạo sinh con (như xương chậu ép, âm đạo bị bệnh, âm đạo bị nốt mẩn đỏ…), cửa tử cung khó mở rộng hoặc bàng quang hay trực tràng, âm đạo sau khi được phẫu thuật…
– Co thắt không có sức lực: Sức sinh sản dị thường, co thắt không có lực, quá trình sinh đẻ kéo dài, không hiệu quả có thể hại đến người mẹ và thai nhi.
– Thai nhi quá lớn: Lớn quá không thể sinh đường âm đạo, xương chậu hẹp nên cần thiết phải mổ.
– Các chứng bệnh cao huyết áp, từng trị liệu mà không hiệu quả thì cần kết thúc sớm quá trình sinh đẻ; hoặc bệnh tim hay không thể sinh con tự nhiên.
– Người mẹ mang đa thai.
– Có lịch sử tiền lệ về phẫu thuật: Nếu từng mổ tử cung, vết khâu mổ phẫu thuật không tốt hay sau khi mổ thì bị viêm nhiễm hoặc vết thương vẫn đau.
– Từng có thai bị chết: Sau khi kết hôn nhiều năm không chửa đẻ hoặc từng có tiền lệ thai nhi bị chết thì cần cấp cứu đẻ.
– Cao tuổi: Đối với phụ nữ quá 35 tuổi mà lần đầu sinh con.

12573089_966385890098038_2870606244325950106_n

* Đối với thai nhi nếu có những biểu hiện dưới đây cũng cần sinh mổ:
– Thai nhi thiếu oxi: Thai nhi trong bụng mẹ mà thiếu oxi thì cho mổ.
– Nhau thai thoát rụng: Tim thai đột nhiên giảm thiểu hoặc bầu thai thoát li sớm, không thể sinh con tự nhiên, phải mổ đẻ để cứu thai nhi.
* Những trường hợp cần phải sinh mổ ngay lập tức:
– Cơn đau đẻ chấm dứt giữa chừng.
– Nhau thai rời khỏi thành tử cung quá sớm.
– Khuỷu tay của bé bị mắc kẹt.
– Bé bị ngạt oxy vì dây rốn.
– Đầu (hoặc toàn thân) bé quá to nên không thể sinh thường.
– Thai suy trong bụng mẹ; nước ối ít…
.
Những bất lợi cho mẹ khi sinh mổ:
– Khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật (phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản…).
– Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhều hơn và lâu hơn.
– Thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn, thời gian phải nằm viện cũng lâu hơn.
– Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. – Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột.

Trả lời

Your email address will not be published.

*

Powered by moviekillers.com