Thời gian gần đây, thông tin về virus Zika gây ra hội chứng teo não nguy hiểm ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới đã gây lo ngại cho nhiều người và trở thành vấn đề báo động toàn cầu. Xin cập nhật thông tin để giúp các mẹ có được những thông tin cơ bản về loại virus này, hậu quả cũng như cách phòng ngừa…

Virus Zika lây truyền từ người sang người qua đường muỗi đốt. Hầu hết các triệu chứng nhiễm virus Zika như sốt, mẩn ngứa, đau khớp và đỏ mắt. Triệu chứng thường nhẹ và hết sau một vài ngày tới một tuần. Trường hợp bệnh nặng tới mức nhập viện rất hiếm. Hiện tại, đại dịch đang xảy ra ở nhiều quốc gia.

Dr-Angela-Rocha-examines-Ludmilla-Hadassa-Dias-de-Vasconcelos

Phòng ngừa:
Chưa có loại vaccine nào để phòng chống virus Zika.
Phòng ngừa nhiễm Zika bằng cách chống muỗi đốt.
Loại muỗi lây truyền virus Zika chủ yếu hoạt động vào ban ngày.
Loại muỗi lây truyền virus Zika cũng đồng thời lây truyền sốt Dengue và virus Chikungunya.

Khi đi tới các quốc gia có virus Zika hoặc các loại virus gây bệnh khác phát tán bởi muỗi, bạn cần phải chú ý:
– Mặc áo dài tay, quần dài ở tại những nơi có điều kiện bị muỗi tốt.
– Mắc màn khi đi ngủ.
– Sử dụng thuốc chống muỗi đã được đăng ký.
– Không xị thuốc chống muỗi dưới lớp quần áo.
– Nếu bạn có trẻ con: Không sử dụng thuốc chống muỗi cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. Chống muỗi cho trẻ bằng cách che quần áo lên khu vực tay, chân.
– Xử lý quần áo, thiết bị đồ dùng với permethrin hoặc mua các đồ đã được xử lý với permethrin. Quần áo đã được sử lý với permethrin vẫn có tác dụng bảo vệ bạn sau nhiều lần giặt. Bạn có thể xem hướng dẫn trực tiếp trên bao bì hóa chất bạn mua hoặc trên quần áo đã xử lý mà bạn mua.
– Không sử dụng các sản phẩm permethrin trực tiếp lên da.
– Nếu bạn bị nhiễm virus Zika, hãy bảo vệ những người khác khỏi bị lây nhiễm.

Trong tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm, virus Zika có thể lưu hành trong máu và truyền từ người nhiễm sang người khác qua đường muỗi đốt.
Để bảo vệ người khác khỏi nhiễm virus Zika từ mình, người bị nhiễm cần phải tránh bị muỗi đốt trong tuần bị nhiễm.

Các hình thức lây truyền:

– Qua đường muỗi đốt: Virus Zika lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường muỗi đốt. Loài muỗi Aedes là vector lây truyền chủ yếu. Chúng cũng là tác nhân lây truyền virus sốt Dengue và chikunguya. Khi muỗi đốt người có nhiễm virus Zika, chúng sẽ nhiễm virus Zika. Những con muỗi nhiễm virus, khi đốt người khác sẽ gây nhiễm virus cho người đó qua vết đốt.

– Quan hệ tình dục, hôn, truyền máu: Gần đây, nhiều báo cáo cho biết việc hôn và quan hệ tình dục với người nhiễm virus Zika cũng có thể bị lây nhiễm. Quá trình truyền máu không đảm bảo cũng gây truyền nhiễm virus Zika.

– Từ mẹ sang con: Người mẹ bị nhiễm virus Zika ở thời gian gần sinh đẻ cũng có thể truyền virus đó cho con, nhưng thường hiếm.
Virus Zika có thể truyền từ mẹ vào bào thai trong thai kỳ. Loại truyền nhiễm này đang được điều tra.

Triệu chứng:
Hầu hết các triệu chứng nhiễm virus Zika là sốt, phát ban, đau khớp, đau mắt đỏ. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm đau cơ, đau đầu. Thời gian ủ bệnh chưa rõ nhưng thường là 1 vài ngày tới 1 tuần. Các triệu chứng thường nhẹ và sẽ hết sau 1 vài ngày tới 1 tuần. Virus Zika vẫn còn trong máu người bệnh trong một vài ngày nhưng có thể lâu hơn với một số người.

Chẩn đoán
Các triệu chứng của bệnh Zika tương tự như sốt virus Dengue và Chikungunya, các bệnh lây nhiễm bởi cùng một loại muỗi. Thăm khám bác sỹ nếu bạn có các triệu chứng kể trên và vừa ở khu vực có virus Zika lưu hành.
Nếu bạn mới trở về từ vùng có dịch Zika, bạn cần thông báo cho bác sỹ biết. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm virus Zika hoặc các loại virus gây bệnh khác tương tự.

Điều trị
Không có vaccine và thuốc đặc trị nhiễm virus Zika.
Việc điều trị bao gồm:
Nghỉ ngơi.
Uống hoa quả bù nước.
Uống thuốc giảm triệu chứng như sốt.
Không sử dụng Aspirin và các thuốc giảm đau không steroids (NSAIDs), như Ibuprofen, naproxen. Bởi vì các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong trường hợp bị sốt xuất huyết. Bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Có phải nhiễm virus Zika ở phụ nữ mang thai gây ra dị tật thai nhi?
Có nhiều báo cáo về dị tật bẩm sinh trên não của thai nhi gọi là Bệnh teo não (tình trạng mà đầu của đứa trẻ bị nhỏ hơn so với bình thường) và những hậu quả khác cho thai phụ khi bị nhiễm virus Zika trong quá trình mang thai. Những hiểu biết rõ ràng về các hậu quả cho phụ nữ mang thai khi nhiễm virus Zika còn đang nghiên cứu, tuy nhiên, CDC khuyến cáo đặc biệt cho những nhóm phụ nữ sau:

Phụ nữ đang mang thai, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng không nên đi tới những vùng đang có virus Zika lưu hành.
Nếu bắt buộc phải đi tới những khu vực có virus Zika thì cần phải thông báo cho bác sỹ và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ, phòng chống muỗi đốt tốt.
Phụ nữ có ý định mang bầu: Trước khi tới khu vực có virus Zika lưu hành cần phải thông báo cho bác sỹ và tuân thủ các khuyến cáo của bác sỹ một cách chặt chẽ.

Trả lời

Your email address will not be published.

*

Powered by moviekillers.com