Kết quả của một nghiên cứu được đăng ngày 23 tháng 11 trên tạp chí Annals of Internal Medicine cho thấy việc cho con bú sữa mẹ sẽ giúp các sản phụ đã được chẩn đoán bị Đái tháo đường thai kỳ giảm nguy cơ bị ĐTĐ type 2 về sau.

Dựa theo nhiều bằng chứng vừa được công bố về việc cho con bú sữa mẹ giúp cơ thể người mẹ được cải thiện tốt hơn về mặt chuyển hóa glucose và lipid, những lợi ích này vẫn còn tiếp tục được duy trì cho đến lúc ngừng cho con bú. Tuy nhiên, mối liên quan giữa tình trạng ĐTĐ và việc cho con bú sữa mẹ vẫn chưa được nghiên cứu chứng minh.

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em và phát triển con người quốc tế đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu để chứng minh mối liên quan này. Có tổng cộng 1,010 thai phụ mang thai đơn thai ở tuổi thai 35 tuần đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ được đưa vào nhóm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu loại trừ những người phụ nữ báo cáo cho ăn hỗn hợp (bổ sung công thức 7-13 oz mỗi 24 giờ) hoặc cho ăn không phù hợp (quá trình chuyển đổi  cho bú ≥14 oz sữa bột mỗi 24 giờ sau 3 tuần cho con bú).

Những sản phụ trong nghiên cứu được khảo sát tại 3 thời điểm: 6 – 9 tuần sau sinh và mỗi năm trong 2 năm liên tục tiếp theo. Trong quá trình khảo sát, sản phụ được đánh giá về mức độ cho con bú sữa mẹ kể cả về cường độ lẫn thời thời gian và được thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường 2 giờ với 75 g glucose.

Tổng cộng có 959 sản phụ (95%) không có tình trạng ĐTĐ trước khi mang thai được theo dõi trong 2 năm, trong số sản phụ này có 113 trường hợp khởi phát ĐTĐ trong 2 năm theo dõi (11,8%). Tỷ lệ khởi phát chung của bệnh tiểu đường type 2 là 5.64 trường hợp trên 1000 người-tháng (95% CI, 4,60-6,68) và dao động từ 3,95 trường hợp trên 1000 người-tháng (95% CI, 2,07-5,83) ở nhóm cho con bú đến 8,79 trường hợp trên 1000 người-tháng (95% CI, 5,47-12,11) ở nhóm chỉ sử dụng sữa công thức từ 6-9 tuần sau khi sinh (P = 0,004).

Sau khi đưa vào mô hình phân tích hồi qui đa biến điều chỉnh theo độ tuổi của mẹ và các đồng biến khác (các yếu tố nguy cơ từ mẹ và con, kết cục chu sinh, lối sống), việc cho con bú sữa mẹ với cường độ cao hơn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nguy cơ ĐTĐ type 2 ở nhóm sản phụ này (p<0,025). Khi so sánh nhóm sản phụ cho con bú mẹ trong khoảng thời gian ngắn từ 0 – 2 tháng và nhóm cho con bú sữa mẹ thời gian lâu hơn (từ 2 – 5 tháng, từ 5 – 10 tháng và lâu hơn 10 tháng), thời gian cho con bú sữa mẹ càng dài cho thấy có mối liên quan với việc khởi phát ĐTĐ type 2 thấp hơn (p<0,01).

Nhìn chung, việc cho con bú sữa mẹ với cường độ cao giúp giảm nguy cơ ĐTĐ type 2 ở những sản phụ được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ từ 36% đến 57% sau khi theo dõi trong 2 năm, nguy cơ giảm tỷ lệ thuận với thời gian cho con bú từ 6 – 9 tuần, lớn 2 tháng, lớn hơn 10 tháng. Mối liên quan này độc lập với tình trạng mẹ béo phì, tình trạng dung nạp đường trong thai kỳ hay những kết cục chu sinh có thể làm trì hoãn sự tạo sữa làm rút ngắn thời gian cho con bú mẹ.

Tuy nghiên cứu còn hạn chế ở một số điểm như chưa có thể theo dõi bệnh nhân trong thời gian dài hơn 2 năm và những sai lệch trong việc theo dõi đối tượng nghiên cứu về chế độ ăn, chế độ cho con bú nhưng đây là nghiên cứu đoàn hệ lớn nhất hiện nay được thiết kế khá chặt chẽ để chứng minh mối liên giữa việc cho con bú sữa mẹ và nguy cơ ĐTĐ type 2. Bên cạnh những lợi ích đã được biết của việc nuôi con bằng sữa mẹ, kết quả của nghiên cứu là một bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt ở những đối tượng có tình trạng ĐTĐ thai kỳ.

Trả lời

Your email address will not be published.

*

Powered by moviekillers.com